Chuyển đến nội dung chính

CẢM NHẬN CUỐN SÁCH ĐIỂM ĐẾN CỦA CUỘC ĐỜI - ĐẶNG HOÀNG GIANG




Thời tiết Hà Nội trở lạnh, tôi thu mình trong căn phòng trọ mà gặm nhấm cái tiết trời ương dở này. Và một quyển sách nữa. Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang là một tác giả tôi cực kì yêu thích, bởi sự nhiệt huyết cho đời của chú. Tôi biết đến chú từ “Bức Xúc Không Làm Ta Vô Can” pha trộn màu sắc cuộc đời, “Thiện, Ác Và Smartphone” đầy uyên bác về lịch sử thế giới, tâm lí học, cho ta thấy những mặt trái về cách ứng xử giữa người với người. Và giờ đây tôi nối tiếp với “Điểm Đến Của Cuộc Đời”.

Nếu hiểu theo nghĩa đơn thuần, ta sẽ có xu hướng liên tưởng đến vạch đích của đời người là một dấu mốc nào đó trong xã hội, có thể là tiền tài, của cải, địa vị,… Nhưng quy chiếu một cách đơn giản hơn thì chúng ta đều có cái đích chung là cái chết. Tôi không biết ở các nước khác thì thế nào. Nhưng mọi người xung quanh tôi thường có xu hướng tránh né “cái chết”. Khi ai đó nhắc đến các rủi ro trong cuộc sống thì rất có thể sẽ bị người khác mắng mỏ, bị gọi đó là gở mồm. Vậy chúng ta có cách nào để tránh né rủi ro không?!
Câu trả lời là không.
Và chúng ta sợ phải nhìn trực diện vào cái hiện thực vô thường đó.

Trong cuốn sách này, chú Giang kể cho độc giả nghe về hành trình đồng hành với người cận tử của mình. Các nhân vật trong cuốn sách đều là những người bị cuốn theo sự nghiệt ngã của bệnh ung thư. Nhắc tới căn bệnh này đủ khiến chúng ta hoang mang cả về sự tàn phá của chúng với thân tâm con người lẫn tài chính gia đình. Các bệnh nhân cũng vì thế mà phải chịu nhiều lắm những đau đớn trong quá trình chữa trị. Thế nhưng trong tác phẩm này, chú Giang lại khắc hoạ một khía cạnh khác đẹp hơn, về cái bản lĩnh của người bệnh, họ buông bỏ chứ không buông xuôi.

“Mẹ ơi, sau này có phải ngày nào mẹ cũng cho con ăn hoa quả phải không?”

Câu nói ngây ngô pha chút lém lỉnh của Nam như đã biết về mọi thứ. Ở cái tuổi ăn tuổi chơi thì em lại mắc phải căn bệnh quái ác nhẩt. Tuy nhiên em cũng hiểu được cái sự ra đi không trở lại của mình. Em còn khoe là em xem trên google nữa. Đọc đến đây, tự nhiên tôi khóc. Tôi khóc một cách vô thức. Đây cũng là lần hiếm hoi tôi cho phép mình được khóc và không cho phép ý thức có sự can ngăn. Cái chết khiến người lớn hoảng sợ kia hoá chỉ như cuộc du hành nho nhỏ với Nam mà thôi.

Tuy nhiên những kí ức xưa cũ thì cứ luôn giằng xé tâm thức người ở lại. Chị Hà - mẹ của bé Nam, còn có lúc không dám đi qua những con đường thân thuộc với đứa con nhỏ của mình. Nhưng cuộc sống là như vậy, quá khứ có thể tuyệt vời, cũng có thể tồi tệ. Quan trọng là cách ta đối diện nó như thế nào.

Điều này làm tôi nhớ tới một câu chuyện kinh điển mà tôi từng được nghe khi tìm hiểu về Tâm Lý Học. Chuyện là có hai anh em song sinh cùng trứng, sống với cha mẹ đẻ từ bé tới lớn. Cha của họ là một người nghiện rượu, thường xuyên say xỉn và đàn áp vợ con mình. Sau ba mươi năm thì hai người họ đi về hai ngả rất khác nhau. Một người trở thành doanh nhân thành đạt, còn người kia trở nên giống hệt cha mình - một người nghiện rượu. Khi phóng viên tới hỏi về nguyên nhân dẫn đến cuộc sống của mình thì kì lạ thay, họ đều trả lời giống hệt nhau rằng: “Tôi có thể làm gì khác khi có một người cha như vậy”.

Và trong cuốn sách này tôi đã thấy hai nẻo đường như thế, chị Hà sử dụng niềm đau mất mát để vượt lên, để thay đổi, để cuộc đời của mình trở nên ý nghĩa hơn. Nhưng còn Ánh - một người mẹ khác cũng mất con vì ung thư, cô lại quyết định tự kết liễu cuộc đời mình. Tại sao Hà tiếp tục còn Ánh lại đầu hàng?!

Trở lại với những người bệnh, không ít người cho rằng những người bệnh nhân chẳng khác nào những kẻ ăn bám. Nhưng Vân thì không để mọi thứ diễn ra như thế, Vân quyết định sẽ ra đi như một người hùng. Dù đau đớn là thế nhưng chị vẫn muốn để lại những hoa trái cho cuộc đời bằng việc hiến giác mạc cho y học. Và đây cũng là lúc ta thấy sự đấu tranh khủng khiếp để dành lấy tâm nguyện cuối cùng cho đời. Bởi nhiều người vẫn có quan niệm rằng, chết là phải toàn thây, hiến tạng là vô đạo đức, là tàn độc, người chết sẽ không lành lặn khi về thế giới bên kia.

Điều này làm tôi nhớ tới thời Đức Phật ngày xưa, thầy thường cho các đệ tử của mình đến quán sát bên bãi tha ma. Nhìn những xác chết thôi rữa đang bị ruồi bâu quạ mổ để thấu được sự vô thường mà phá tan những bám chấp về bản ngã, chấp trước rằng thân xác này là của ta, là vĩnh hằng bất biến. Với tâm thế của một người trẻ, tôi từng có lúc nghĩ rằng mình miễn nhiễm với bệnh tật và chẳng mảy may quan tâm tới cái chết. Nhưng sinh có hẹn, tử bất kì, sau nhiều năm chiêm nghiệm về cuộc sống, tôi hiểu rằng rồi mình cũng sẽ phải “chết”, phải trả lại cái thân xác tạm bợ này.
Và tôi tự hỏi rằng, liệu rằng tôi đã làm được gì ý nghĩa cho cuộc sống hay chưa?!

Tôi chỉ muốn nói rằng ai cũng có những nỗi đau trong quá khứ. Nhưng thái độ sống thế nào là hoàn toàn phụ thuộc vào chúng ta.
Hãy sống với lòng biết ơn vì những điều cấu thành nên cuộc sống của ta.
Hãy hoà giải với quá khứ để sống một cuộc đời mới thật hạnh phúc.

Cả nhà có thể đặt mua sách online tại đây:
https://shorten.asia/QaZ9DVdR

#ĐiểmĐếnCủaCuộcĐời #ĐặngHoàngGiang
#ThiệnĐăng #SốngĐờiÝNghĩa

Nhận xét

Bài đăng phổ biến

BÀI HỌC TÂM ĐẮC NGỘ RA 21.04 - 27.04.2024

901. Thà chết trên bục giảng còn hơn ở bất kì nơi nào khác 902. Tri thức chúng ta nhận được, được chuyển hoá là tuyệt quý. Khi bối cảnh không phù hợp thì khó nói. Một khi có bối cảnh, thuận nhân duyên thì phải tận lực vì sự chuyển hoá của con người 903. Có sức khỏe để chia sẻ, có sức khỏe mới thấu suốt được tri thức 904. Sự chuyển hóa của con người là sinh mệnh, năng lượng của an vui bao dung trân trọng biết ơn là thức ăn  905. Lấy hạnh phúc của người là hạnh phúc của mình 906. Lấy sự giàu có của con người là sự đủ đầy của mình  907. Có 2 sự chuyển hóa khi dùng sản phẩm và trưởng thành đến tận cùng của con người là 7 sự giàu toàn diện 908.  Bị động hay chủ động đều có trí tuệ 909. Luân chuyển được trạng thái nội tâm để đứng trên vấn nạn phát sinh là có trí tuệ bậc 1  910. Người giàu trí tuệ là người luân chuyển được các trạng thái nội tâm 911. Người giàu trí tuệ bậc 2 là người chủ động lựa chọn trạng thái nhận thức nội tâm trước vấn nạn phát sinh 912. Vấn nạn của mình không phải người

CẢM NHẬN CUỐN SÁCH GIẬN - THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH

Đối với những người theo dõi Ngọc Anh thì đều biết rằng cách nhìn cuộc sống của mình ảnh hưởng khá nhiều từ thầy Thích Nhất Hạnh. Quan điểm của thiền sư là luôn đặt mình ở một vị trí trung lập để nhìn nhận mọi vấn đề. Chính vì thế mà những tri kiến của thầy luôn chạm rất sâu sắc tới người đọc. Và thật không ngoa khi nói thầy chính là người đóng vai trò quan trọng nhất đối với Ngọc Anh trong khoảng 5 năm trở lại đây - Hành trình chuyển hóa tự thân. Cũng thật bất ngờ khi lớp Nhân sự kế thừa mà Ngọc Anh đang tham dự lại giao bài về nhà là review cuốn "Giận" này. Bởi đây là cuốn sách đầu tiên Ngọc Anh đọc của thầy. Và cũng là cuốn sách đầu tiên mà Ngọc Anh luôn ưu tiên giới thiệu cho mọi người. Có lẽ đây là một cơ hội thú vị mà ông trời cho phép mình nhìn lại toàn bộ chặng đường vừa qua. Cơ mà cũng phải thú thực mà nói là Ngọc Anh chẳng nhớ nội dung gì trong này cả haha. Hồi tưởng quá khứ chút xíu, cuốn sách là một phần hành trang Ngọc Anh mang theo khi xin ở nhờ tại một ngồi

THẾ NÀO LÀ NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH?

Đây là một trong những câu hỏi luôn cuồn cuộn chảy trong tâm trí Ngọc Anh. Ngày nhỏ, nghe nói tới một độ tuổi nào đó, mình sẽ trưởng thành. Giờ gấp đôi số đó đến nơi mà vẫn thấy mình chưa trưởng thành. Ngày nhỏ, nghe nói có thể kiếm tiền, tự nuôi sống mình là trưởng thành. Giờ làm được rồi vẫn thấy mình chưa trưởng thành. Ngày nhỏ, nghe nói lấy vợ, có con là trưởng thành. Giờ chuẩn bị làm được rồi mà vẫn thấy mình chưa trưởng thành. Ngày nhỏ, còn nghe nói nhiều lắm mà có rồi vẫn chưa thấy trưởng thành… Vậy trưởng thành là gì ta? May mắn quá, sau bao lần trăn trở thì Ngọc Anh có lương duyên được thiện đại tri thức khai mở: "Người trưởng thành là người có quan niệm, quan hệ xã hội và chuyên môn vượt xa so với độ tuổi của họ." Ơ hay quá, vậy tức là sự trưởng thành của con người không phải do độ tuổi.   80 tuổi mà chưa có sự phát triển toàn vẹn về quan niệm, quan hệ xã hội và chuyên môn thì vẫn chưa được coi là người trưởng thành.   Còn tuổi nhỏ mà toàn vẹn cả ba điều này thì tự

MƯỢN TỰA CUỐN SÁCH NGHIỆP TÌNH YÊU - GESHE MICHAEL ROACH

Trong một buổi trò chuyện, có người bạn từng nói với Ngọc Anh thế này: - Mọi thứ trên đời này đều có quy luật. Chỉ riêng cái chuyện tình yêu là nó chẳng có quy luật gì cả. Nghe cũng có vẻ hợp lý nhể. Thay vì để chúng ta có thời gian nghĩ suy hay tĩnh lại như quản lý tài sản, tiền bạc, công việc,... Chuyện tình cảm nó mãnh liệt, tương tác liên tục nên nhiều khi làm chúng ta "trở tay không kịp". Cũng vì thế nó mới là tình yêu, một trong những thứ cảm xúc mạnh mẽ nhất và cũng dễ khiến ta dính mắc nhất.  Để bàn về chuyên mục này thì Ngọc Anh cũng gọi là có chút trải nghiệm xương máu. Liên tục trong hơn 10 năm qua, bản thân mình gần như lúc nào cũng nằm trong một mối liên kết tình cảm nào đó. Và boom, mình đã độc thân được hơn 10 tháng. Cũng chẳng phải quá dài nhưng đủ khoảng lặng để nhìn lại mọi thứ. 10 tháng, Khởi đầu chắc ai cũng vậy, có chút hụt hẫng, không quen hay buồn bã. Khoảng sau, cảm xúc chạy tán loạn, nhiều khi chẳng hiểu mình đang thực sự cảm thấy thế nào. Cuối cùng l

4 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ CHẤM DỨT SUY NGHĨ TIÊU CỰC

  Theo một nghiên cứu, một người trung bình có thể có đến 60.000 - 70.000 suy nghĩ mỗi ngày. Trong số đó,   80% là tiêu cực   95% là những suy nghĩ lặp đi lặp lại giống hệt như ngày hôm trước. Nghiên cứu này cũng khẳng định, cơ thể con người phản ứng với cách bản thân suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Chẳng ngạc nhiên khi vấn nạn cuộc đời con người có xu hướng lặp đi lặp lại như vậy. Có lẽ vì thế mà cổ nhân có câu: “Gieo suy nghĩ, gặt lời nói.   Gieo lời nói, gặt hành động.   Gieo hành động, gặt thói quen.   Gieo thói quen, gặt tính cách.   Gieo tính cách, gặt số phận.”   Tình hình là muốn đổi đời mà phải kiểm soát tận 70.000 suy nghĩ thì cũng chịu. Rõ là làm vậy là không ăn thua, nên cần phải xem suy nghĩ có nguồn gốc xuất hiện thế nào đã. May quá, niềm tin chính là thứ định hình suy nghĩ.   NIỀM TIN   Chiêm nghiệm chút về niềm tin: Khi bạn làm một điều gì đó, ba mẹ có ủng hộ hay phản đối bạn không? Thứ gì ba mẹ thấy tốt thì sẽ ủng hộ, còn không tốt và tin bạn không làm được sẽ thì phả

BÀI HỌC TÂM ĐẮC NGỘ RA 28.04 - 04.05.2024

1401. Học vì một người học một điểm, học vì vạn người học vạn điểm 1402. Đã là quan trọng thì không có vì. Bởi có chữ vì thì sau vì đã quan trọng hơn rồi 1403. Tư duy dựa trên nhận thức nhân duyên quả là gốc rễ nhất 1404. Hãy tìm và biết ơn bài học, tâm đắc, ngộ ra sau sai lầm của trẻ, trẻ tự khắc chuyển hoá 1405. Vợ chồng xài chung Phước, biết cách ăn ở thì cuộc sống đi lên 1406. Hòa khí sinh tài, gia đình hòa thuận tự nhiên gia đình đi lên 1407. Các công cụ nghiên cứu con người phản ánh Tổng nghiệp 1408. Muốn mối quan hệ ngon thì đặt ý chia sẻ nhiều hơn về Duyên lành  1409. Muốn cái gì thì huân tập từ những người đã có hiện thực. Như mua nhà, lập gia đình, có con,... 1410. Nên ưu tiên vay càng dài hạn càng tốt 1411. Trả nợ nhưng vẫn phải an vui chứ không phải bị dính stress khiến trạng thái nội tâm bị ảnh hưởng 1412. Nếu mình không có kế hoạch sử dụng tiền ý nghĩa thì người khác sẽ dùng tiền của mình 1413. Tiền ở đâu, tâm người ở đó 1414. Nhìn vào dòng tiền là tự khắc đoán biết được

10.000 BÀI HỌC TÂM ĐẮC NGỘ RA 07.04 - 13.04

409. Muốn nói cho người ta biết thì dựa vào niềm tin 410. Muốn nói cho người ta hiểu thì dựa vào cái biết của họ 411. Muốn giúp người thấu suốt thì dựa vào nghi vấn của họ 412. Muốn người chuyển hóa thì cần dựa vào mong muốn của họ 413. Nghe mà đồng cảm là thành vấn nạn của mình, cần khởi trạng thái nội tâm bậc 2 - Cội nguồn cuộc sống bắt nguồn từ bản thân 414. Phương pháp tụ chúng là của tôn giáo, gia tốc là của hiện đại, thụ đắc là của dân gian 415. Có nguyên tắc thì bảo vệ mình 416. Chỉ cần tin tưởng, kì tích sẽ xuất hiện vì mình có khả năng định hướng tham tưởng 417. Nhận thấy trách nhiệm giúp nuôi dưỡng cảm động nội tâm mỗi ngày 418. Nghe thì biết thấy thế thôi, sau đó tự nhiên biết nói gì cho phù hợp, đưa cho con người nhận thức cội nguồn từ họ & tánh không. Có nguyên liệu tự nhiên chuyển hóa 419. Liệu định là thành, liệu định là rõ hình rõ khái niệm, trạng thái an vui sở hữu mà không sở hữu 420. Cần tìm sự đơn giản trong học tập 421. Nghĩ quá nhiều đôi khi làm cản trở sức họ

CẢM NHẬN CUỐN SÁCH MUÔN KIẾP NHÂN SINH - NGUYÊN PHONG

Cuốn sách "Muôn kiếp nhân sinh" là một cuốn sách khá khó tả. Ngọc Anh đã phải ngồi rất lâu trước khi có thể bắt đầu viết ra những dòng này. Vẫn là những kiến thức quen thuộc về nền tảng ngầm của cuộc sống qua những câu chuyện mang tính xuyên không. Nó giống như việc gặp lại một người bạn cũ, vô cùng trùng hợp vào đúng cái lúc lòng đầy suy tư. Quả thực vũ trụ luôn biết cách “nối lại tình xưa” cả nhà ạ. Vấn đề được bắt đầu bằng trải nghiệm khá thú vị của phi hành gia Mitchell trong quá trình ông bay lên vũ trụ làm nhiệm vụ và trở về. Hóa ra cái quả đất to đùng đoàng mà ông sinh ra và lớn lên cũng có lúc bé như quả bóng vậy. Bất chợt ông cảm giác từng nguyên tử cấu thành cơ thể mình đang rung rinh, chúng di chuyển như hòa làm một với các nguyên tử cấu thành nên con tàu vũ trụ. À mà có khi cả từng nguyên tử của Trái Đất nữa. Một cảm giác bình an lạ lùng. Rồi tiếp đến là cảm giác tiếc thương cho Trái đất đang bị tàn phá bởi loài người đầy ích kỉ và tàn nhẫn. Tôi thực sự là ai? Tôi

CẢM NHẬN CUỐN SÁCH PHƯƠNG PHÁP KAIZEN - ROBERT MAURER

Chẳng ai trong chúng ta mà không muốn bản thân mình trở nên tốt hơn. Ăn ngủ nghỉ điều độ, thể dục thể thao hay đọc sách đều đặn. Nhưng tại sao cứ mỗi lần chúng ta muốn thay đổi thì y như rằng lại thất bại mặc dù đây là những điều rất tốt? Để giải thích cho điều này, Ngọc Anh sẽ nói một chút về cơ cấu não qua lý thuyết "não bộ ba" của MacLean. Não của chúng ta được chia làm 3 phần gồm não bò sát, não thú và não người. 1. Não bò sát: Phần não phụ trách cho những công việc tưởng chừng như trong vô thức của chúng ta như hít thở hô hấp, đánh thức chúng ta dậy hay đưa mình vào giấc ngủ. 2. Não thú: Quản trị vấn đề lý trí và cảm xúc căn bản của con người, điều tiết vấn đề cảm xúc của cơ thể. 3. Não người: Phần não của sáng tạo và lý trí - nơi tinh hoa của nhân loại như văn minh, khoa học, nghệ thuật,... xuất hiện. Bộ phận rất quan trọng mà chúng ta cần để tâm đó là một phần trong não thú tên là "hạch hạnh nhân". Đây là bộ phận liên quan mật thiết cho sự tồn vong của chúng

10.000 BÀI HỌC TÂM ĐẮC NGỘ RA 14.04 - 20.04

602. Nhận thức môi trường là do các cảm giác nhận thức của mình 603.  Môi trường là do mình tạo ra  604. Hình tướng giống nhưng kết quả khác do những gì xảy ra bên trong nội tâm 605. Kinh doanh cần phải hướng đến Nhân hiệu chân thật  606. Không đứa bé nào sinh ra là tờ giấy trắng 607. Mình thấy có giá trị vì mình đã phi vật chất vào đó  608. Giá trị trải nghiệm mỗi người mỗi khác nên không thể đồng nhất giá trị trải nghiệm thành giá trị sử dụng  609. Cung cấp được giá trị trao đổi thì tự nhiên sản phẩm dịch vụ lan tỏa  610. Trạng thái nội tâm là điều tự nhiên phản ánh ra khi thấy con người, sự vật, sự việc, hiện tượng, hoàn cảnh 611. Người vợ thông minh là người sẽ nói với chồng rằng "Em muốn anh ..." chứ không phải để chồng tự hiểu  612. Trong thư pháp, ý niệm là chủ cây bút 613. Nét chữ phóng chiếu nội tâm  614. Bút là xương, thịt là mực  615. Gần bóng cây thì che mát, xa bóng cây thì trưởng thành  616. Có người giúp đỡ, thành công hữu hạn. Không người giúp đỡ, thành công v