Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2020

CẢM NHẬN CUỐN SÁCH KINH DỊCH ĐẠO CỦA NGƯỜI QUÂN TỬ - NGUYỄN HIẾN LÊ

Đây có lẽ là cuốn sách vô cùng đặc biệt đã xuất hiện trong cuộc đời Ngọc Anh. Đến mức Ngọc Anh phải viết cảm nhận về nó ngay lập tức khi chưa đọc xong nữa. Bởi mình sợ rằng nếu đợi tới lúc đọc xong thì mọi người sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để đọc cuốn sách này mất. Giống như bao người, trước khi tiếp xúc thì Ngọc Anh cũng cho rằng đây là một cuốn sách khá huyền ảo và nghe có vẻ “khủng khiếp”. Nhưng tới khi tiếp xúc một cách nghiêm túc rồi mới thấy chúng đơn giản là những quy luật trong cuộc sống được người xưa để lại. Đơn giản như là một bộ môn xác suất thống kê mà thôi. Thay vì chúng ta sử dụng để “soi người” thì cuốn sách cho ta nhiều dữ liệu hơn để tìm thấy bản thân mình. Cuốn sách “Kinh Dịch – Đạo Của Người Quân Tử” chính là cuốn sách lột tả khá rõ tinh thần này. Thật chẳng còn mỹ từ nào để khen về phong cách viết của thầy Nguyễn Hiến Lê nữa. Bản thân Ngọc Anh là người hiểu khá rõ những điều này khi những trang sách về bậc vĩ nhân như Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử,… vẫn luôn bay bổng tro

CẢM NHẬN CUỐN SÁCH BẢY CÂU HỎI THẦN KỲ CỦA MỌI SẾP GIỎI – MICHAEL BUNGAY STANIER

Đối với bất kì tổ chức nào thì cái chất của người dẫn đầu luôn rất quan trọng. Bởi những giới hạn của họ đều có thể trở thành nguồn gốc ngăn cản sự phát triển của những người khác. Đặc biệt là trong các tổ chức không có thói quen kết nối giữa các thành viên với nhau. Các vấn đề về định hướng, cảm xúc hay cách thức quản trị chưa chắc đã xuất hiện ngay. Chúng dần bào mòn sức chiến đấu của đội ngũ bằng cách làm cho một vài người thoải mái và ức chế sự phát triển của những người còn lại. Bản thân Ngọc Anh cũng luôn lo lắng rằng chính sự giới hạn của mình sẽ trở thành rào cản ngăn những người khác tiến bộ. Vì vậy mà việc liên tục tiếp nạp kiến thức, mở rộng thế giới quan của cá nhân là điều vô cùng cấp thiết để có thêm tư liệu về bản thận. Ngọc Anh quan điểm đơn giản rằng, bất kì bộ môn huyền học, triết lý kinh doanh hay cuốn sách nào mà không thể giúp chúng ta nhận diện vấn đề và sửa đổi bản thân đều là thứ lý thuyết suông vô dụng. Cuốn sách này đã khiến Ngọc Anh cảm thấy bất ngờ. Không hề

CẢM NHẬN SÁCH KINH KIM CƯƠNG GƯƠM BÁU CẮT ĐỨT PHIỀN NÃO – THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH

"Này nữa, thầy Tu Bồ Đề, vị Bồ Tát thực hiện phép bố thí nhưng không dựa vào bất cứ một thứ gì, nghĩa là không dựa vào sắc để bố thí, cũng không dựa vào thanh, hương, vị, xúc và pháp để bố thí. Tu Bồ Đề, Bồ Tát nên bố thí theo tinh thần ấy, không dựa vào tướng. Tại sao? Nếu Bồ Tát bố thí mà không dựa vào tướng thì phước đức sẽ không thể nghĩ bàn." Hôm nay nhân một ngày khá thú vị khi vừa là Quốc Khánh, vừa là ngày lễ Vu Lan nên Ngọc Anh quyết định viết bài cảm nhận này. Cuốn sách “Kinh Kim Cương” luôn là một trong những cuốn sách mang lại cho Ngọc Anh nhiều cảm xúc nhất. Thú thực là có lần tôi đã bật khóc một cách vô thức trong lúc đọc. Đó là một kỷ niệm chẳng bao giờ phai nhòa được. Để mở đầu cho bài cảm nhận ngày hôm nay thì Ngọc Anh rất muốn kể lại về câu chuyện giữa nhà thơ Bạch Cư Dị và thiền sư Ô Sào về đại ý của Phật Pháp. Cứ tưởng sẽ được nghe điều gì cao siêu lắm nhưng vị thiền sư chỉ ôn tồn đáp lại rằng: “Không làm các điều ác, siêng làm những điều lành, giữ tâm ý t