Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2021

CẢM NHẬN CUỐN SÁCH ĐỒNG TIỀN HẠNH PHÚC - KEN HONDA

  Trong cuộc sống thường ngày, tôi thấy có hai quan điểm khá trái ngược về tiền bạc. Thứ nhất là quá thực dụng với chuyện tiền bạc, luôn cân đo đong đếm mọi thứ. Ngược lại là những người mơ mộng, làm mọi thứ theo cảm hứng mà không quan tâm tới những kết quả sau đó. Tôi nghĩ rằng hai quan điểm này đều có những vấn đề của nó. Quá thực dụng trong tiền bạc khiến cho đầu óc của chúng ta luôn trong trạng thái căng thẳng. Ăn cũng phải suy tính, đi chơi cũng phải suy tính, du lịch cũng chẳng dám đi luôn. Đồng ý là chúng ta sẽ tích lũy thêm được một khoản tiền nào đó nhưng so với việc những cơ hội trải nghiệm trôi qua, mất đi mối quan hệ hay thời gian đáng quý mà chúng ta có thể dùng để kết nối với cuộc sống thật sự quá đáng tiếc trên cả phương diện chất lượng cuộc sống lẫn cơ hội phát triển. Nói như vậy không có nghĩa việc mơ mộng không gặp phải vấn đề tương tự, trường hợp hai sẽ thiên về kiểu “Sướng trước khổ sau”. Chúng ta cứ mơ mộng hết chân trời này tới chân trời khác rồi chợt nhận ra thời

CẢM NHẬN SÁCH ĐƯỜNG XƯA MÂY TRẮNG - THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH

Ở Việt Nam, có một thực trạng là Đạo Phật bị thần thánh hoá khá nhiều. Đó thực sự là điều hết sức đau lòng. Nhiều người mang danh Phật Tử nhưng chẳng hề tìm hiểu về cuộc đời hay lời răn dạy Đức Thế Tôn để lại. Điều này khiến sự nhận biết về Phật Pháp đã sai lại càng lệch lạc hơn. Nhiều người quên rằng Đức Phật cũng là một con người, chỉ khác là con người đã giác, đã không còn vướng bận bởi cái vui buồn nhân thế nữa. Và Người quay lại dạy cho chúng sinh phương pháp để sống an vui hơn sau khi đã đạt đạo. Chính vì thế mà Phật Pháp phải là sư đạo chứ chẳng bao giờ là thần đạo được. Sau khi gập cuốn sách này lại, tôi thấy cảm kích Thiền Sư Thích Nhất Hạnh vô cùng. Bởi vì thầy đã viết một cuốn sách hết sức tuyệt vời mà chẳng hề đề cập tới bất kì loại thần thông nào. Sư Ông đơn giản là tập trung vào những lời răn dạy đồng thời đi sâu vào trạng thái an lạc của thiền định trong suốt quãng đời dạy học của Thế Tôn. Như Đức Phật Thích Ca khi còn tại thế cũng không cho phép đệ tử của mình sử dụng t

CẢM NHẬN CUỐN SÁCH LUẬT TÂM THỨC – NGÔ SA THẠCH

  Không biết các bác nghĩ thế nào chứ càng ngày tôi càng hiểu ra lý do tại sao các nhà vật lý học hay vũ trụ học thường có một cái chất gì đó rất lạ, hay có thể nói là rất điên. Cách đây không lâu, những suy nghĩ này của tôi được khơi gợi rõ ràng hơn qua 2 cuốn sách của giáo sư Stephen Hawking là “Lược sử thời gian” và “Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ”.   Rồi sau đó một thời gian là bộ phim khá hot trong thời điểm này là series về Loki cùng thuyết Đa vũ trụ vô cùng lôi cuốn. Những ý tưởng thú vị cứ thế đến với tôi cho tới cuốn sách “Luật tâm thức” của tác giả Ngô Sa Thạch.   Trước tiên, tôi luôn cảm thấy có cảm tình với những cuốn sách duy trì tri kiến khách quan và cân bằng. Thay vì nâng một bên và dìm bên còn lại xuống, ta nên đặt ra các điểm nối để từ đó củng cố cái thấy của mình thì tốt hơn nhiều. Tuy nhiên cũng phải nói rằng, cuốn sách này sẽ mang những kiến thức khá xa lạ so với số đông, chắc hẳn là mọi người sẽ thấy nó có vài góc nhìn khá thú vị mà mình có thể sử dụng để tham khả