Chuyển đến nội dung chính

CẢM NHẬN CUỐN SÁCH TỪ TỐT ĐẾN VĨ ĐẠI - JIM COLLINS



Tôi có xu hướng né tránh những cuốn sách có dòng chữ best seller. Có lẽ do tôi chẳng thích những thứ ồ ạt và theo xu hướng, hoặc cũng có thể do tôi từng bị thất vọng bởi một cuốn sách có dòng chữ tương tự, cuốn mà được hầu hết mọi người đều giới thiệu nhưng thứ tôi nhận được chỉ là một nỗi thất vọng và tầm thường đến cùng cực. Tuy nhiên, Từ Tốt Đến Vĩ Đại đã phần nào giúp tôi phá bỏ hàng rào định kiến đó. Để minh chứng cho điều này, thời gian tôi đọc cuốn này có độ dài trung bình ngắn nhất, cả bài cảm nhận cũng được ra lò nhanh chóng trong vòng một nốt nhạc. Kiến thức tuy đồ sộ và uyên bác nhưng lại được bố trí hợp lí, rõ ràng khiến tôi cứ ngấu nghiến trang này qua trang khác mà không sao rời mắt nổi.

Cuốn sách viết về kết quả nghiên cứu giữa 11 công ty đạt được mốc gọi là vĩ đại từ 1435 doanh nghiệp xuất hiện trong danh sách Fortune 500 từ năm 1965-1995, với những công ty chỉ dừng lại ở mức tốt hay ổn định, mà ông Jim Collins gọi rằng đó chính là kẻ thù của sự vĩ đại. Đội ngũ nghiên cứu đã phải khảo sát vô cùng tỉ mỉ về các yếu tố xảy ra trong các công ty từ con người, doanh thu, hiệu suất ngành, báo cáo tài chính,... để có thể mã hóa các loại dữ liệu và cho ra đời cuốn sách tuyệt vời này.

Đại đa số mọi người sẽ nhìn nhận cuốn sách này trên khía cạnh quản trị doanh nghiệp. Trên cương vị là một người chập chững trong sự nghiệp kinh doanh, tôi bị thu hút vào khía cạnh áp dụng trên con người nhiều hơn. Tôi mong rằng trong tương lai tôi sẽ một lần nữa viết về cuốn sách này trên cương vị chủ doanh nghiệp của riêng mình. Nên trước hết, tôi sẽ nói về những điều bóc tách từ cuốn sách mà chúng ta có thể sử dụng để phát triển bản thân. Bởi con người chính là những tế bào của doanh nghiệp, và muốn cơ thể khỏe mạnh, ta chẳng có cách nào khác là nuôi dưỡng các tế bào chăm chút và cẩn thận.

Tìm lại chính mình - Sơ đồ 3 vòng tròn

Điệp khúc em chẳng biết phải bắt đầu từ đâu hay em chẳng biết mình muốn gì là lý do không còn quá xa lạ trong những cuộc trò chuyện với những người bạn của tôi. Thú thực là tôi cũng đã thường sử dụng lý do như vậy nhiều năm về trước. Giờ nhìn lại, tôi thấy buồn cười và gọi đó là hành vi thiếu trách nhiệm với chính bản thân mình. Nhiều khi chúng ta cố gắng làm hài lòng mọi người, hay làm một ai đó vui bằng mọi cách nhưng lại chẳng biết bản thân mình cần gì. Chính những khoảnh khắc như vậy khiến ta ngày càng rời xa chính mình và có thể là mất định hướng trong tương lai.
Tìm lại mình thôi bạn tôi ơi.

Theo tôi, thiếu trải nghiệm chính là một yếu tố dẫn đến hiện trạng này. Chẳng còn cách nào khác là chúng ta phải đọc nhiều sách hơn, đi tới nhiều những miền đất mới và tham gia các hoạt động tập thể, cộng đồng thường xuyên hơn. Mỗi cá thể con người đều là món quà của tạo hóa. Theo thuyết đa thông minh của tiến sĩ Howard Gardner, con người sở hữu tổng cộng 8 loại hình trí thông minh, và một con người có thể sở hữu nhiều loại trí thông minh cùng lúc. Chúng kết hợp với nhau để tạo ra những giá trị cho mỗi cá thể. Ví dụ như ca sĩ biểu diễn trên sân khấu sẽ phải có tối thiểu 3 loại trí khôn về âm nhạc, ngôn ngữ và không gian.
Nếu ta là cá, đừng bắt mình phải leo cây nữa.

Để tìm thấy chính mình, ta nên sử dụng sơ đồ 3 vòng tròn - một sơ đồ được thể hiện bằng 3 yếu tố:

- Điều bạn thực sự đam mê?
- Điều có khả năng khiến bạn trở thành người giỏi nhất trong lĩnh vực đó?
- Khả năng tạo ra thu nhập tài chính từ việc đó?

Nếu bạn làm việc bằng đam mê và có tài năng thực sự nhưng nó không tạo ra thu nhập đủ để bạn nuôi sống bản thân thì chắc chắn bạn sẽ phải chịu áp lực rất lớn.

Nếu bạn là người xuất chúng nhất trong lĩnh vực của mình và tạo cho bạn thu nhập khổng lồ nhưng lại chẳng có chút đam mê nào, cuộc sống của bạn trở thành chuỗi ngày dài nhàm chán.

Nếu bạn có khả năng tạo ra thu nhập từ đam mê của mình nhưng bạn không phải là người giỏi nhất trong ngành đó, bạn sẽ không có nhiều cơ hội để phát triển và đôi khi là khó chịu, bực tức hay buồn phiền với chính công việc hiện tại nữa.

Với cả những công việc mà bạn đã gắn bó lâu dài, nhưng nếu nó thiếu bất kì yếu tố nào thì hãy tìm kiếm cơ hội khác thực sự tốt nhất cho mình. Chỉ những công việc hội tủ đủ 3 yếu tố trên mới đủ khả năng làm bệ phòng cho bạn tự hào với lý tưởng sống riêng của chính mình.
Sinh ra là một bản thể, đừng chết như một bản sao.

Lắng nghe bản thân - Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng

Kể cả khi bạn đã có ý thức áp dụng sơ đồ 3 vòng tròn một cách tỉ mỉ và cẩn trọng thì cũng không có nghĩa bạn sẽ tìm thấy con đường dành cho mình ngay lập tức. Nhiều người vừa mới thay đổi, và họ lại thất bại. Thay vì cố gắng tạo ra một cơ hội khác, họ ngay lập tức tự chỉ trích bản thân và chấm dứt mọi sự cố gắng ở đây. Thật đáng tiếc làm sao. Theo tôi, chúng ta cần có thêm nhiều hoạt động để bổ trợ cho định hướng cá nhân.
Tôi gọi nó là lắng nghe chính mình.

Thông tin của mỗi con người được định nghĩa trong 4 ô cửa sổ theo thuyết của Johari gồm:

- Những điều về ta mà ai cũng biết (Như tên tuổi, học vấn, quê quán,...) (1).
- Những điều về ta chỉ ta biết mà mọi người không biết (Chuyện tình cảm, suy nghĩ về cuộc sống,...) (2).
- Những điều về ta mà chỉ người khác biết mà ta không biết (Tư thế lúc ngủ, tính xấu trong lúc sinh hoạt tập thể,...) (3).
- Những điều về ta mà không ai biết (4).

Theo quan điểm của tôi, chúng ta cần tập trung khai thác vào mục (2) và (3) - những thứ mà ta và cuộc đời khuất tất về nhau để làm sao mở rộng ô cửa (1). Nói đến đây, nhiều người sẽ phản bác rằng, tôi không có nghĩa vụ phải chia sẻ những câu chuyện cá nhân để thu hút sự chú ý của người khác, tôi thích cuộc sống của mình như vậy, tách biệt và cô độc.
Nhưng chắc chắn là chúng ta đều muốn yêu thương và chăm sóc cơ thể mình phải không?!
Vậy không hiểu thì làm sao mà thương...

Muốn thêm hiểu về bản thân, ta phải gặp nhiều người hơn, trò chuyện nhiều hơn, tự bạch về bản thân với mọi người về những điều họ không biết, điều này giúp ta bỏ đi rất nhiều định kiến không tốt mà xã hội áp đặt lên ta (2). Cùng với đó là chấp nhận sự phản hồi của mọi người - những điều mà ta thiếu thông tin, khiến ta có cơ hội sửa chữa nhiều yếu tố không tốt đang hiện hữu trong cuộc sống của mình (3).

Nhưng các bạn cũng phải nhớ rằng, đối mặt với sự thật chưa bao giờ là một điều dễ dàng, ta cần lắng nghe bằng toàn bộ sự trung thực và cần mẫn để xác định ra những vấn đề thực sự của mình. Những cuộc nói chuyện mà ngày trước ta tưởng là vô bổ có thể trở thành những mối quan hệ trong tương lại và mang đến cơ hội kiếm chứng những kế hoạch đang ấp ủ. Không chỉ có những điều cần làm mới quan trọng, những điều cần ngừng lại ngay lập tức cũng cần thiết không kém đâu.

Kĩ năng lắng nghe luôn được nhắc đến trong hàng ngũ các kĩ năng hàng đầu mà ai cũng mong muốn có được. Khi ta thực sự chấp nhận ngồi lắng nghe, ta đã giảm bớt phần nào sự cao ngạo rồi. Và khi đã dám đối mặt với sự thật phũ phàng, ta sẽ càng bản lĩnh và giữ vững niềm tin chiến thắng.

Người xưa để lại một câu rất hay:
Biết Người Biết Ta
Trăm Trận Trăm Thắng.

Lăn bánh đà về đích - Người lãnh đạo cấp độ 5

Khi đã có đường lối phát triển, ta dần hoàn thiện những yếu tổ của người lãnh đạo cấp độ 5. Tôi rất thích cách đặt tên của tác giả cho khái niệm này, nó khiến ta không bị bó buộc vào bất kì tính chất đơn lẻ nào của người lãnh đạo như quản trị, sáng tạo, kỉ luật,... Nghe có vẻ oách thế thôi nhưng ta có thể mô tả họ như một người sở hữu sự nhận thức rõ ràng về bản thân mình, có khả năng nhìn sâu vào mọi vấn đề đang xảy ra và quan trọng họ không sợ hãi.

Với những nhà lãnh đạo cấp độ 5, nhu cầu cá nhân đã không còn là vấn đề quá quan trọng nữa. Những giá trị của tập thể, doanh nghiệp hay xã hội mới là những điều đáng để đặt lên hàng đầu. Họ không coi đối thủ của mình là những kẻ đáng bị ghét bỏ, là phải bị đánh bại, họ đến với nhau như những người bạn, cạnh tranh để cùng nhau phát triển, tiến hóa để ngành sản xuất ngày càng trở nên vững mạnh, để khách hàng có nhiều lựa chọn hơn và để tạo nên những giá trị lớn cho cộng đồng.

Đào tạo con người được đưa lên định hướng chủ chốt. Chính bản thân tôi ở thời điểm này luôn có niềm tin lớn với những người xung quanh. Nếu như họ không ổn, tôi sẽ khuyến khích họ tiếp tục đào sâu để hiểu thêm về chính mình và thử thay đổi theo hướng mới mẻ hơn. Với một niềm tin mãnh liệt và chân thật rằng, bất kì cá thể nào cũng là một món quà tuyệt vời của tạo hóa, ta có trách nhiệm phải tìm thấy mình chứ không phải dừng lại và mắng mỏ nó. Bởi nhiệt huyết hay sự kỉ luật mới là điều đáng trân trọng ở một con người, còn kiến thức không có thì hoàn toàn có thể trau dồi được.
Chẳng có hòm kho báu nào xuất hiện nếu như ta không cầm xẻng lên và tiếp tục đào xới cả.

Những người lãnh đạo cấp 5 thường không thể hiện mình quá nhiều. Cuộc sống có họ gói gọn trong khuôn khổ đơn giản, đôi khi họ bị coi là nhàm chán. Đặc biệt là trong cái thời đại mà con người càng ngày càng sợ bị bỏ lỡ đến nỗi luôn dính chặt vào màn hình điện thoại di động thì họ đứng đó, độc lập và tự chủ, tách biệt hoàn toàn với thế giới đang run rẩy kia. Bởi đơn giản là họ quá hiểu về mình qua quá trình thực hành nhìn sâu và yêu thương bản thân. Họ tích lũy năng lượng như một bánh xe đà nặng nề, nó cứ đi thẳng và đều đặn mà ta chỉ cần duy trì một lực nhỏ để duy trì nó thay vì cố gắng bằng toàn bộ sức lực như ban đầu.

Tinh thần được tôi luyện bằng sự thấu hiểu ấy giống như một cây cổ thụ lớn tỏa bóng mát giữa trưa hè oi ả. Họ chẳng cần phải tìm kiếm dựa dẫm hay tìm kiếm một ai, mọi người tự động tìm đến họ để nương tựa.
Vẻ đẹp của người đứng một mình.

Cả nhà có thể đặt mua sách online tại đây:
https://shorten.asia/YTk9Rwbp

#TừTốtĐếnVĩĐại #JimCollins
#HoàngThiệnĐăng #ThiệnĐăng

Nhận xét

Bài đăng phổ biến

BÀI HỌC TÂM ĐẮC NGỘ RA 21.04 - 27.04.2024

901. Thà chết trên bục giảng còn hơn ở bất kì nơi nào khác 902. Tri thức chúng ta nhận được, được chuyển hoá là tuyệt quý. Khi bối cảnh không phù hợp thì khó nói. Một khi có bối cảnh, thuận nhân duyên thì phải tận lực vì sự chuyển hoá của con người 903. Có sức khỏe để chia sẻ, có sức khỏe mới thấu suốt được tri thức 904. Sự chuyển hóa của con người là sinh mệnh, năng lượng của an vui bao dung trân trọng biết ơn là thức ăn  905. Lấy hạnh phúc của người là hạnh phúc của mình 906. Lấy sự giàu có của con người là sự đủ đầy của mình  907. Có 2 sự chuyển hóa khi dùng sản phẩm và trưởng thành đến tận cùng của con người là 7 sự giàu toàn diện 908.  Bị động hay chủ động đều có trí tuệ 909. Luân chuyển được trạng thái nội tâm để đứng trên vấn nạn phát sinh là có trí tuệ bậc 1  910. Người giàu trí tuệ là người luân chuyển được các trạng thái nội tâm 911. Người giàu trí tuệ bậc 2 là người chủ động lựa chọn trạng thái nhận thức nội tâm trước vấn nạn phát sinh 912. Vấn nạn của mình không phải người

CẢM NHẬN CUỐN SÁCH GIẬN - THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH

Đối với những người theo dõi Ngọc Anh thì đều biết rằng cách nhìn cuộc sống của mình ảnh hưởng khá nhiều từ thầy Thích Nhất Hạnh. Quan điểm của thiền sư là luôn đặt mình ở một vị trí trung lập để nhìn nhận mọi vấn đề. Chính vì thế mà những tri kiến của thầy luôn chạm rất sâu sắc tới người đọc. Và thật không ngoa khi nói thầy chính là người đóng vai trò quan trọng nhất đối với Ngọc Anh trong khoảng 5 năm trở lại đây - Hành trình chuyển hóa tự thân. Cũng thật bất ngờ khi lớp Nhân sự kế thừa mà Ngọc Anh đang tham dự lại giao bài về nhà là review cuốn "Giận" này. Bởi đây là cuốn sách đầu tiên Ngọc Anh đọc của thầy. Và cũng là cuốn sách đầu tiên mà Ngọc Anh luôn ưu tiên giới thiệu cho mọi người. Có lẽ đây là một cơ hội thú vị mà ông trời cho phép mình nhìn lại toàn bộ chặng đường vừa qua. Cơ mà cũng phải thú thực mà nói là Ngọc Anh chẳng nhớ nội dung gì trong này cả haha. Hồi tưởng quá khứ chút xíu, cuốn sách là một phần hành trang Ngọc Anh mang theo khi xin ở nhờ tại một ngồi

THẾ NÀO LÀ NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH?

Đây là một trong những câu hỏi luôn cuồn cuộn chảy trong tâm trí Ngọc Anh. Ngày nhỏ, nghe nói tới một độ tuổi nào đó, mình sẽ trưởng thành. Giờ gấp đôi số đó đến nơi mà vẫn thấy mình chưa trưởng thành. Ngày nhỏ, nghe nói có thể kiếm tiền, tự nuôi sống mình là trưởng thành. Giờ làm được rồi vẫn thấy mình chưa trưởng thành. Ngày nhỏ, nghe nói lấy vợ, có con là trưởng thành. Giờ chuẩn bị làm được rồi mà vẫn thấy mình chưa trưởng thành. Ngày nhỏ, còn nghe nói nhiều lắm mà có rồi vẫn chưa thấy trưởng thành… Vậy trưởng thành là gì ta? May mắn quá, sau bao lần trăn trở thì Ngọc Anh có lương duyên được thiện đại tri thức khai mở: "Người trưởng thành là người có quan niệm, quan hệ xã hội và chuyên môn vượt xa so với độ tuổi của họ." Ơ hay quá, vậy tức là sự trưởng thành của con người không phải do độ tuổi.   80 tuổi mà chưa có sự phát triển toàn vẹn về quan niệm, quan hệ xã hội và chuyên môn thì vẫn chưa được coi là người trưởng thành.   Còn tuổi nhỏ mà toàn vẹn cả ba điều này thì tự

MƯỢN TỰA CUỐN SÁCH NGHIỆP TÌNH YÊU - GESHE MICHAEL ROACH

Trong một buổi trò chuyện, có người bạn từng nói với Ngọc Anh thế này: - Mọi thứ trên đời này đều có quy luật. Chỉ riêng cái chuyện tình yêu là nó chẳng có quy luật gì cả. Nghe cũng có vẻ hợp lý nhể. Thay vì để chúng ta có thời gian nghĩ suy hay tĩnh lại như quản lý tài sản, tiền bạc, công việc,... Chuyện tình cảm nó mãnh liệt, tương tác liên tục nên nhiều khi làm chúng ta "trở tay không kịp". Cũng vì thế nó mới là tình yêu, một trong những thứ cảm xúc mạnh mẽ nhất và cũng dễ khiến ta dính mắc nhất.  Để bàn về chuyên mục này thì Ngọc Anh cũng gọi là có chút trải nghiệm xương máu. Liên tục trong hơn 10 năm qua, bản thân mình gần như lúc nào cũng nằm trong một mối liên kết tình cảm nào đó. Và boom, mình đã độc thân được hơn 10 tháng. Cũng chẳng phải quá dài nhưng đủ khoảng lặng để nhìn lại mọi thứ. 10 tháng, Khởi đầu chắc ai cũng vậy, có chút hụt hẫng, không quen hay buồn bã. Khoảng sau, cảm xúc chạy tán loạn, nhiều khi chẳng hiểu mình đang thực sự cảm thấy thế nào. Cuối cùng l

4 ĐIỀU CẦN LÀM ĐỂ CHẤM DỨT SUY NGHĨ TIÊU CỰC

  Theo một nghiên cứu, một người trung bình có thể có đến 60.000 - 70.000 suy nghĩ mỗi ngày. Trong số đó,   80% là tiêu cực   95% là những suy nghĩ lặp đi lặp lại giống hệt như ngày hôm trước. Nghiên cứu này cũng khẳng định, cơ thể con người phản ứng với cách bản thân suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Chẳng ngạc nhiên khi vấn nạn cuộc đời con người có xu hướng lặp đi lặp lại như vậy. Có lẽ vì thế mà cổ nhân có câu: “Gieo suy nghĩ, gặt lời nói.   Gieo lời nói, gặt hành động.   Gieo hành động, gặt thói quen.   Gieo thói quen, gặt tính cách.   Gieo tính cách, gặt số phận.”   Tình hình là muốn đổi đời mà phải kiểm soát tận 70.000 suy nghĩ thì cũng chịu. Rõ là làm vậy là không ăn thua, nên cần phải xem suy nghĩ có nguồn gốc xuất hiện thế nào đã. May quá, niềm tin chính là thứ định hình suy nghĩ.   NIỀM TIN   Chiêm nghiệm chút về niềm tin: Khi bạn làm một điều gì đó, ba mẹ có ủng hộ hay phản đối bạn không? Thứ gì ba mẹ thấy tốt thì sẽ ủng hộ, còn không tốt và tin bạn không làm được sẽ thì phả

BÀI HỌC TÂM ĐẮC NGỘ RA 28.04 - 04.05.2024

1401. Học vì một người học một điểm, học vì vạn người học vạn điểm 1402. Đã là quan trọng thì không có vì. Bởi có chữ vì thì sau vì đã quan trọng hơn rồi 1403. Tư duy dựa trên nhận thức nhân duyên quả là gốc rễ nhất 1404. Hãy tìm và biết ơn bài học, tâm đắc, ngộ ra sau sai lầm của trẻ, trẻ tự khắc chuyển hoá 1405. Vợ chồng xài chung Phước, biết cách ăn ở thì cuộc sống đi lên 1406. Hòa khí sinh tài, gia đình hòa thuận tự nhiên gia đình đi lên 1407. Các công cụ nghiên cứu con người phản ánh Tổng nghiệp 1408. Muốn mối quan hệ ngon thì đặt ý chia sẻ nhiều hơn về Duyên lành  1409. Muốn cái gì thì huân tập từ những người đã có hiện thực. Như mua nhà, lập gia đình, có con,... 1410. Nên ưu tiên vay càng dài hạn càng tốt 1411. Trả nợ nhưng vẫn phải an vui chứ không phải bị dính stress khiến trạng thái nội tâm bị ảnh hưởng 1412. Nếu mình không có kế hoạch sử dụng tiền ý nghĩa thì người khác sẽ dùng tiền của mình 1413. Tiền ở đâu, tâm người ở đó 1414. Nhìn vào dòng tiền là tự khắc đoán biết được

10.000 BÀI HỌC TÂM ĐẮC NGỘ RA 07.04 - 13.04

409. Muốn nói cho người ta biết thì dựa vào niềm tin 410. Muốn nói cho người ta hiểu thì dựa vào cái biết của họ 411. Muốn giúp người thấu suốt thì dựa vào nghi vấn của họ 412. Muốn người chuyển hóa thì cần dựa vào mong muốn của họ 413. Nghe mà đồng cảm là thành vấn nạn của mình, cần khởi trạng thái nội tâm bậc 2 - Cội nguồn cuộc sống bắt nguồn từ bản thân 414. Phương pháp tụ chúng là của tôn giáo, gia tốc là của hiện đại, thụ đắc là của dân gian 415. Có nguyên tắc thì bảo vệ mình 416. Chỉ cần tin tưởng, kì tích sẽ xuất hiện vì mình có khả năng định hướng tham tưởng 417. Nhận thấy trách nhiệm giúp nuôi dưỡng cảm động nội tâm mỗi ngày 418. Nghe thì biết thấy thế thôi, sau đó tự nhiên biết nói gì cho phù hợp, đưa cho con người nhận thức cội nguồn từ họ & tánh không. Có nguyên liệu tự nhiên chuyển hóa 419. Liệu định là thành, liệu định là rõ hình rõ khái niệm, trạng thái an vui sở hữu mà không sở hữu 420. Cần tìm sự đơn giản trong học tập 421. Nghĩ quá nhiều đôi khi làm cản trở sức họ

CẢM NHẬN CUỐN SÁCH MUÔN KIẾP NHÂN SINH - NGUYÊN PHONG

Cuốn sách "Muôn kiếp nhân sinh" là một cuốn sách khá khó tả. Ngọc Anh đã phải ngồi rất lâu trước khi có thể bắt đầu viết ra những dòng này. Vẫn là những kiến thức quen thuộc về nền tảng ngầm của cuộc sống qua những câu chuyện mang tính xuyên không. Nó giống như việc gặp lại một người bạn cũ, vô cùng trùng hợp vào đúng cái lúc lòng đầy suy tư. Quả thực vũ trụ luôn biết cách “nối lại tình xưa” cả nhà ạ. Vấn đề được bắt đầu bằng trải nghiệm khá thú vị của phi hành gia Mitchell trong quá trình ông bay lên vũ trụ làm nhiệm vụ và trở về. Hóa ra cái quả đất to đùng đoàng mà ông sinh ra và lớn lên cũng có lúc bé như quả bóng vậy. Bất chợt ông cảm giác từng nguyên tử cấu thành cơ thể mình đang rung rinh, chúng di chuyển như hòa làm một với các nguyên tử cấu thành nên con tàu vũ trụ. À mà có khi cả từng nguyên tử của Trái Đất nữa. Một cảm giác bình an lạ lùng. Rồi tiếp đến là cảm giác tiếc thương cho Trái đất đang bị tàn phá bởi loài người đầy ích kỉ và tàn nhẫn. Tôi thực sự là ai? Tôi

CẢM NHẬN CUỐN SÁCH PHƯƠNG PHÁP KAIZEN - ROBERT MAURER

Chẳng ai trong chúng ta mà không muốn bản thân mình trở nên tốt hơn. Ăn ngủ nghỉ điều độ, thể dục thể thao hay đọc sách đều đặn. Nhưng tại sao cứ mỗi lần chúng ta muốn thay đổi thì y như rằng lại thất bại mặc dù đây là những điều rất tốt? Để giải thích cho điều này, Ngọc Anh sẽ nói một chút về cơ cấu não qua lý thuyết "não bộ ba" của MacLean. Não của chúng ta được chia làm 3 phần gồm não bò sát, não thú và não người. 1. Não bò sát: Phần não phụ trách cho những công việc tưởng chừng như trong vô thức của chúng ta như hít thở hô hấp, đánh thức chúng ta dậy hay đưa mình vào giấc ngủ. 2. Não thú: Quản trị vấn đề lý trí và cảm xúc căn bản của con người, điều tiết vấn đề cảm xúc của cơ thể. 3. Não người: Phần não của sáng tạo và lý trí - nơi tinh hoa của nhân loại như văn minh, khoa học, nghệ thuật,... xuất hiện. Bộ phận rất quan trọng mà chúng ta cần để tâm đó là một phần trong não thú tên là "hạch hạnh nhân". Đây là bộ phận liên quan mật thiết cho sự tồn vong của chúng

10.000 BÀI HỌC TÂM ĐẮC NGỘ RA 14.04 - 20.04

602. Nhận thức môi trường là do các cảm giác nhận thức của mình 603.  Môi trường là do mình tạo ra  604. Hình tướng giống nhưng kết quả khác do những gì xảy ra bên trong nội tâm 605. Kinh doanh cần phải hướng đến Nhân hiệu chân thật  606. Không đứa bé nào sinh ra là tờ giấy trắng 607. Mình thấy có giá trị vì mình đã phi vật chất vào đó  608. Giá trị trải nghiệm mỗi người mỗi khác nên không thể đồng nhất giá trị trải nghiệm thành giá trị sử dụng  609. Cung cấp được giá trị trao đổi thì tự nhiên sản phẩm dịch vụ lan tỏa  610. Trạng thái nội tâm là điều tự nhiên phản ánh ra khi thấy con người, sự vật, sự việc, hiện tượng, hoàn cảnh 611. Người vợ thông minh là người sẽ nói với chồng rằng "Em muốn anh ..." chứ không phải để chồng tự hiểu  612. Trong thư pháp, ý niệm là chủ cây bút 613. Nét chữ phóng chiếu nội tâm  614. Bút là xương, thịt là mực  615. Gần bóng cây thì che mát, xa bóng cây thì trưởng thành  616. Có người giúp đỡ, thành công hữu hạn. Không người giúp đỡ, thành công v